Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều sẽ có những từ ngữ riêng nói về tính chất, sự việc hoặc đơn giản là định nghĩa về ngành nghề đó. Đá gà cũng vậy. Có rất nhiều tiếng lóng trong đá gà được các sự kê, chủ trường gà hoặc dân chơi sử dụng thường xuyên. Nếu bạn không am hiểu về lĩnh vực đá gà, chắc chắn bạn sẽ không hiểu nội dung câu chuyện. Hôm nay, Hi88 sẽ giúp bạn giải nghĩa những tiếng lóng trong đá gà ngay trong bài viết này nhé.
Những tiếng lóng dưới đây đều được Hi88 tổng hợp từ cả 3 miền trên đất nước. Những từ ngữ địa phương sẽ không được chia sẻ ở đây, nhằm giúp mọi người dễ dàng hiểu được ý nhau hơn khi trao đổi về đá gà.
Tiếng lóng trong đá gà phổ biến nhất
Trong quá trình diễn ra trận đấu sẽ có các tiếng lóng được nhiều người sử dụng. Khi bạn muốn tham gia cá cược trong các trận đá gà thì cần phải nắm một số cách gọi này.
Một số thuật ngữ tiếng lóng trong đá gà phổ biến:
- Áp thổ: Chỉ một trong những thế đá của chiến kê. Chiến kê sử dụng cổ của mình đè mạnh lên cổ của đối thủ sao cho cổ đối thủ hạ thấp ngang với tầm đá. Sau đó dùng chân đá mạnh lên cho gãy cần.
- Bồng nước: Sau mỗi hiệp đá sẽ có 5′ để nghỉ ngơi. Thời gian này chủ gà sẽ bồng nước cho các chiến kê. Có nghĩa là tiếp nước, chăm sóc vết thương… giúp gà chiến tỉnh táo để tiếp tục trận tiếp theo.
- Cáp độ: chọn 2 chiến kê tương đương với nhau về kích thước, sức vóc, cựa để kết đôi giao đấu với nhau.
- Cần: cần cổ gà chắc, to, mạnh thì sẽ chịu đòn tốt hơn khi xuất trận. Cần được xem như một cánh tay vậy, quyết định rất lớn trong việc chiến đấu.
- Chạng gà: nói về trọng lượng của gà. Có 4 chạng gà: ngoại, nhất, nhì, ba.
- Chồng cựa: sử dụng cựa sắt, cựa dao hoặc cựa của con gà đã chết chồng lên cựa gà sống. Làm thế này sẽ tăng thêm độ sát thương và khả năng chiến đấu của gà được chồng cựa.
- Đòn nạp: Tấn công đối thủ bằng các cú đá song phi. Cú nào cú ấy đều rất mạnh, khiến đối thủ bị hạ gục.
- Độc cước: thể hiện lối tấn công của chiến kê. Mỗi lúc ra đòn đều sử dụng từng chân một, lúc chân này, lúc chân kia. Tuy nhiên, các cú ra đòn đều rất mạnh.
- Gãy cần: Bị gá dẫn đến trật khớp xương cổ. Nếu xoa bóp có thể trở lại bình thường. Hoặc có trường hợp bị nặng, gà ngã lăn ra đất, không thể chiến đấu được nữa.
- Xới: nơi đặt bồ đá gà. Còn có tên gọi khác là trường gà. Ví dụ như sới gà Thomo, trường gà Thomo.
- Xạ trơn: gà tung đòn bất thình lình vào đối thủ.
- Thả: hiệu lệnh của trọng tài. Khi ra hiệu thì chủ gà bắt đầu thả gà vào để giao chiến với nhau.
- Nhang: hiểu đơn giản là hiệp. Mỗi hiệp đấu là mỗi nhang. Một trận đá gà chia làm nhiều hiệp, nhiều nhang.
- Gà niềng: Gà sắp thua, trọng tài sẽ tuyên bố thua non để bảo toàn tính mạng cho gà chiến. Chủ gà sẽ đem về chăm sóc, nuôi dưỡng để lần sau tiếp tục đá.
- Nước trên: Những gà chiến sẽ tấn công từ khu vực bầu diều trở lên. Nếu đá trúng tử huyệt đối thủ sẽ tử vong ngay tức khắc.
- Nước dưới: gà chiến chui dưới bụng đối thủ để tấn công, hay còn gọi là kèo dưới.
Tiếng lóng trong nuôi gà
Không chỉ trong trận đấu mà quá trình nuôi các chiến kê cũng được nhiều người sử dụng tiếng lóng. Để giúp mọi người nắm rõ hơn thì sau đây là một số cách gọi:
- Cản gà: Hiểu đơn giản là giúp gà giao phối với nhau. Gà giống tốt được chọn và giao phối với gà mái để sinh ra bầy con có giống tốt.
- Cóng độ: chỉ những con gà được nuôi lâu nhưng chưa giao đá bao giờ. Khi ra trận thường lóng nga lóng ngóng. Vì vậy, nó cần được chủ gà điều chỉnh lại phương pháp nuôi mới có thể đem thi đấu.
- Đứng khuya: những dòng gà này rất lì lợm, không chịu di chuyển, chỉ đứng im mặc dù đá cả buổi. Giống gà mái này nên dùng để làm giống.
- Mau cựa: chỉ những con gà có cựa phát triển hơn so với tuổi.
Tiếng lóng trong đá gà nói về chiến kê
Một số tiếng lóng sử dụng chỉ, miêu tả về các chiến kê được dân mê gà thường sử dụng, đó là:
- Gà cá sấu: Gà gáy không ra hơi, bị nghẹt họng. Vì tiếng kêu giống như tiếng cá sấu “nghé ọ”, nên giống gà này được gọi là gà cá sấu. Những giống gà này được xem là gà linh, được nhiều người chọn nuôi.
- Gà cúp: Giống gà có đuôi mọc củn ngủn, thường do bẩm sinh. Tuy nhiên, giống gà này vẫn đem ra thi đấu được. Mặc dù lúc đá hay ngã về phía sau vì đứng không vững.
- Gà cựa: Giống gà có cựa dài bốn năm phân. Kích thước nặng tới 4kg. Giống gà này mạnh ở việc sử dụng cựa để hạ gục đối thủ.
- Gà đòn: khác với gà cựa. Dòng gà này có thân hình lực lưỡng, chắc khỏe, phần cổ và đùi ít lông, chân cao, cựa ngắn. Chủ yếu tấn công bằng cách dùng đòn.
- Độc long: chỉ những con gà chỉ có 1 mắt. Đây được coi là dòng gà dữ nhất.
- Đoản thiệt: chỉ những con gà có lưỡi ngắn, tưởng như không có lưỡi. Dòng gà này rất hiếm, giống gà linh. Nhưng khi gáy miệng chúng có mùi rất thối.
Kết luận
Bạn có thấy sự phong phú về tiếng lóng trong đá gà và ý nghĩa của chúng không. Nếu bạn muốn trở thành một dân chơi đá gà thì đừng bỏ qua những từ lóng này nhé. Nó sẽ giúp bạn gia nhập vào hội những người đá gà chuyên nghiệp nhất. Hi88 hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm bắt và ghi nhớ được những tiếng lóng trong đá gà để sử dụng khi cần thiết.